Tác động môi trường Tràn_dầu

Con vịt bị dính dầu do vụ tràn dầu vịnh San Francisco năm 2007.Các vệt dầu (màu đen) trên hồ Maracaibo.

Dầu thấm qua bộ lông của chim biển, làm giảm khả năng cách ly của lông, và vì vậy làm cho chim trở nên dễ tổn thương với sự thay đổi nhiệt độ bất thường và làm giảm độ nổi trên mặt nước của chúng. Nó cũng làm giảm khả năng bay của chim, càng làm chúng khó thoát các động vật săn mồi. Khi cố gắng rỉa lông, chim thường nuốt dầu vào bụng, dẫn tới làm hại thận, thay đổi chức năng của phổi, và kích thích hệ tiêu hóa. Các vấn đề này và khả năng hấp thu thức ăn bị hạn chế gây ra sự mất nước và mất cân bằng trao đổi chất. Sự thay đổi cân bằng hormon bao gồm luteinizing protein cũng có thể xảy ra ở một số loài chim khi tiếp xúc với dầu.[3] Hầu hết chim bị ảnh hưởng bởi dầu tràn đều chết, trừ khi có sự can thiệp của con người.[4][5]

Các động vật có vú biển bị dính dầu cũng bị ảnh hưởng tương tự như với chim. Dầu phủ lên bộ lông của rái cáhải cẩu làm giảm khả năng trao đổi chất và làm giảm thân nhiệt. Khi ăn phải dầu, động vật sẽ bị chứng mất nước và giảm khả năng tiêu hóa.

Do dầu nổi trên mặt nước làm ánh sáng giảm khi xuyên vào trong nước, nó hạn chế sự quang hợp của các thực vật biển và phytoplankton. Điều này làm giảm lượng cá thể của hệ động vật và ảnh hưởng đến chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái.

Liên quan

Tràn dầu Tràn dầu vịnh Bột Hải 2011 Tràn dầu Deepwater Horizon Tràn dầu Montara Trận đấu giữa Brasil và Đức (Giải vô địch bóng đá thế giới 2014) Trận đấu giữa Argentina và Anh (Giải vô địch bóng đá thế giới 1986) Trận đấu giữa Việt Nam và Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (Cúp bóng đá châu Á 2007) Trận đấu giao hữu Trận đấu giữa Ba Lan và Hungary, năm 1939 Trận đấu cuối cùng